Nhận xét khách hàng
Kim Cương Màu Fancy: Màu Nào Quý Hiếm, Đáng Đầu Tư Nhất?
Ngày đăng: 03/06/2021
Lượt xem: 1886
Kim Cương Màu Fancy: Màu Nào Quý Hiếm, Đáng Đầu Tư Nhất?
Được mệnh danh là vua của những loại đá quý, kim cương thường được biết đến với độ trong suốt và vẻ đẹp thuần khiết. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng kim cương tự nhiên cũng có thể mang nhiều màu sắc sặc sỡ khác nhau. Điều này xảy ra khi trong quá trình nén tinh thể, các nguyên tố cacbon tồn tại dưới lòng đất bị đột biến cấu trúc phân tử và tạo nên những loại kim cương màu, hay còn gọi là Fancy Color Diamond. So với những loại kim cương thông thường thì kim cương màu có độ hiếm và giá trị cao hơn rất nhiều.
Đôi nét về Fancy Color Diamond
Để giúp nhận định kim cương màu một cách chuẩn xác nhất, viện Gemological Institute Of America (GIA) của Mỹ đã đề ra bảng phân cấp màu kim cương tương ứng với mức độ trong suốt của chúng. Trong đó, các cấp độ được đánh giá từ trong suốt - (D) cho đến mức độ màu đậm nhất là (Z). Những loại màu phổ biến và thường gặp nhất hiện nay là vàng, xám và nâu.
Trong thực tế, bảng phân cấp này của GIA thường được áp dụng để đánh giá kim cương trong suốt hơn là kim cương màu. Bởi vì giá trị của một viên kim cương trong suốt được xác định bằng độ tinh khiết của chúng, càng trong suốt thì viên kim cương càng quý hiếm. Đối với những trường hợp kim cương bị ngả màu ít, chúng thường được xem như "tạp chất" và nằm ở phân khúc (G) hoặc (H) trở lên.
Ngược lại, đối với những viên kim cương màu, khi tồn tại vượt mức (Z) của bảng phân cấp thì giá trị của chúng cũng càng cao hơn. Ở phân khúc này, những viên kim cương có màu sắc rực rỡ, đồng đều và tiến gần đến cái tên Fancy Color Diamond. Màu sắc càng đậm càng chứng tỏ giá trị và độ quý hiếm của kim cương.
Các loại kim cương màu fancy thường gặp
Kim cương màu vàng
Ranh giới giữa kim cương cấp độ (Z) vô giá trị và kim cương vàng fancy quý hiếm là khá mong manh. Khi hình thành, các phân tử khí nitơ trong lòng đất không thể giải phóng khỏi carbon trong quá trình kết tinh, chúng kẹt lại và phá vỡ cấu trúc của kim cương để tạo thành màu vàng phản quang. Mức độ ni-tơ kẹt lại càng cao, kim cương có màu vàng càng đậm và giá trị càng cao. Tuy nhiên, nếu như không đủ lượng nitơ nhất định sẽ khiến kim cương ngả màu vàng nhạt và bị xếp vào hạng (Z) như một loại tạp chất.
Về mặt giá trị, kim cương vàng tự nhiên là loại thường gặp nhất trong tất cả. Sự lựa chọn này thường có mức giá dễ chịu hơn những loại kim cương màu khác. Chúng đặc biệt phù hợp với những người vừa mới tìm hiểu và sưu tập kim cương.
Kim cương xanh dương
Kim cương xanh dương mang một vẻ đẹp huyền bí và sâu thẳm. Quá trình hình thành cũng khá tương tự như kim cương vàng, nhưng tạp chất lần này không phải nitơ mà là boron. Nếu như nitơ hấp thụ ánh sáng xanh và phản quang thành màu vàng thì boron hoàn toàn ngược lại, chúng hấp thụ ánh sáng vàng và tạo phản quang xanh dương cho kim cương.
Trong môi trường tự nhiên dưới lòng đất, phân tử boron tồn tại ở độ sâu gấp 4 lần so với nitơ. Sau khi kẹt lại trong quá trình nén tinh thể của carbon, chúng cũng phá vỡ cấu trúc và trở thành một bộ phận chính thức hình thành nên kim cương. Sau đó, các mảng kiến tạo bắt đầu di chuyển và va vào nhau, chúng đẩy những tầng địa chất và đưa những viên kim cương xanh dương lên gần với mặt đất.
Kim cương xám
Kim cương xám khá hiếm gặp và cũng có rất ít người quan tâm đến sự tồn tại của chúng. Về cơ bản, cấu tạo của kim cương xám bao gồm tạp chất của các phân tử hydro. Kim cương xám còn hay được gọi với những cái tên khác như silver diamond, pewter diamond và pigeon diamond.
Từ trước đến nay, lịch sử vẫn chưa ghi nhận được viên kim cương xám nào quá nổi tiếng. Tuy nhiên, một số gia tộc quyền thế đã từng sử dụng kim cương xám như món trang sức thể hiện đẳng cấp của mình.
Kim cương gam màu hồng cho đến đỏ và nâu
Khác với 3 loại kim cương vừa kể trên, kim cương hồng có một cấu tạo hoàn toàn tinh khiết và không hề lẫn tạp chất. Màu hồng được hình thành từ việc các phân tử cacbon tự thay đổi cấu trúc trong quá trình nén tinh thể của mình.
Cụ thể hơn, để kim cương hồng hoàn thiện, chúng phải trải qua sức ép trong thời gian dài ở các tầng địa chất. Áp lực này sẽ tạo nên một lực đủ mạnh để bẻ gãy cấu trúc của phân tử cacbon và ghép chúng lại với nhau. Kết quả cuối cùng cho ra đời các viên kim cương có thể phản quang màu hồng. Lực ép càng mạnh, màu phản quang sẽ càng đậm, từ hồng cho đến đỏ, thậm chí là nâu.
Về mặt giá trị, hầu hết những viên kim cương hồng trên thế giới đều được khai quật tại mỏ Argyle ở Úc. Đây là mỏ kim cương hồng duy nhất trên thế giới và đã ngừng hoạt động vào 2020. Nếu không tìm được một mỏ nào khác thay thế, kim cương hồng có thể sẽ không còn khả năng gia tăng số lượng, từ đó giá trị sẽ đột biến gấp nhiều lần.
Kim cương xanh lá cây
Cũng giống như kim cương hồng, kim cương xanh lá cây có cấu trúc thuần khiết và không lẫn tạp chất. Màu xanh lá cây cũng được phản quang từ việc biến đổi cấu trúc phân tử carbon.
Thực chất, kim cương xanh lá cây vốn chỉ là kim cương trong suốt bình thường từ khi khi thành hình. Tuy nhiên sau khi trải qua thời gian dài nhiễm phóng xạ, những tia năng lượng từ các nguồn bức xạ tiến hành phá vỡ quỹ đạo của các electron nguyên tử trong phân tử carbon. Điều này khiến cấu trúc của kim cương thay đổi và phản chiếu lại ánh sáng xanh lá cây.
Đây chính là loại kim cương duy nhất có thể đổi màu sau khi đã hoàn thiện được biết tới hiện nay. Con người đã lợi dụng và mô phỏng vào yếu tố này để tạo nên kim cương xanh lá cây nhân tạo bằng cách chiếu phóng xạ vào chúng. Họ đã thành công, nhưng những sản phẩm nhân tạo này có nồng độ phóng xạ cao và giá trị cũng thấp hơn rất nhiều.
Kim cương trắng và đen
Những viên kim cương trắng và đen huyền bí luôn tạo nên một cảm giác đặc biệt khi sử dụng. Đối với màu trắng, các tinh thể carbon bị lẫn 3 loại tạp chất khác nhau là hydro, nitơ và niken. Còn các viên kim cương đen, những tạp chất của chúng là than chì, pyrite hoặc hematite. Hàm lượng các tạp chất này càng cao, viên kim cương sẽ có độ đục càng cao và giá trị cũng càng lớn hơn.
Những thành phẩm từ kim cương trắng và đen có giá trị cao bởi vì việc chế tác là rất khó, chúng có quá nhiều tạp chất tồn tại và ngăn cản quá trình cắt xén cũng như dễ dàng làm vỡ cả khối.
Từ xa xưa, mọi người vẫn quan niệm kim cương đen mang lại sự xui xẻo và chết chóc. Không ít những viên kim cương màu đen trên thế giới nổi tiếng với những lời nguyền tai hại. Tuy nhiên cho đến ngày nay, số người sưu tập và sử dụng kim cương đen ngày càng nhiều và thị trường càng ngày càng sôi động.
Những sắc thái của kim cương màu
Từ những màu căn bản như trên, kim cương có thể hình thành vô số những mảng màu khác nhau ở trong tự nhiên. Đơn cử như kim cương màu cam, chúng được hình thành dựa trên sự ảnh hưởng của nitơ đối với các phân tử carbon dưới áp lực nén cao trong một thời gian dài. Và trong hàng triệu viên kim cương đang tồn tại trên thế giới, mỗi viên đều mang một màu sắc riêng biệt cũng như không thể nhầm lẫn với nhau.
Tuy kim cương quý hiếm và có giá trị không hề nhỏ nhưng những viên kim cương màu lại quý hiếm hơn rất nhiều lần. Theo thống kê, trong tổng số 10.000 viên kim cương được khai thác thì con người chỉ thu hoạch được 1 viên kim cương màu. Và trong tất cả những viên kim cương màu con người có thể tìm thấy, chỉ có 0,4% trong số đó đạt được màu sắc đậm và rực rỡ đúng chuẩn.
Đầu tư vào kim cương màu cần biết gì?
Trong khi thang điểm của GIA được sử dụng nhiều cho kim cương trong suốt thì các chuyên gia lại đánh giá những viên kim cương màu bằng một thang điểm khác, bao gồm 3 yếu tố: Gam màu, xuất xứ và độ đều màu.
- Gam màu: Được đánh giá cao từ mức độ Fancy Light (màu trong và nhạt) cho đến Fancy Vivid (màu đậm). Trong đó, độ rực rỡ của gam màu quan trọng hơn tất cả, màu càng đậm thì kim cương càng hiếm và giá trị càng cao. Tuy nhiên, nếu như gam màu vượt qua mức độ đậm nhất định thì giá trị sẽ giảm dần. Đặc biệt, khi đạt đến mức độ Fancy Dark hoặc Fancy Deep, kim cương sẽ mất đi hầu hết giá trị vốn có.
- Xuất xứ của kim cương: Hiện nay, công nghệ tiên tiến của loài người có thể sản xuất kim cương nhân tạo và biến kim cương trong suốt thành kim cương màu. Tuy nhiên, những loại kim cương này có giá trị khá thấp so với kim cương tự nhiên. Đó là lý do vì sao việc xem xét đến xuất xứ và chất liệu của kim cương là cực kỳ quan trọng.
- Độ đều màu: Khả năng phân bổ màu sắc đồng đều sẽ mang lại giá trị cao hơn cho kim cương. Không ai muốn sở hữu một viên kim cương với màu sắc cùng lúc vừa đậm và vừa nhạt.
Những viên kim cương màu luôn quý hiếm và có giá trị cao hơn những viên kim cương bình thường rất nhiều. Cũng giống như vàng, kim cương cũng có giá trị thương mại khi giá cả có thể tăng theo thời gian.
- » Khám Phá Ý Nghĩa và Biểu Tượng Của Các Kiểu Cắt Kim Cương Phổ Biến (27/12)
- » Khám Phá Lý Do Bạn Nên Đến Cửa Hàng Glosbe & Co Mua Trang Sức Chính Hãng (26/12)
- » Cách Phân Biệt Kim Cương Thiên Nhiên Và Kim Cương Moissanite: Những Điều Cần Biết (25/12)
- » Lợi ích của Kim Cương Thiên Nhiên: Vẻ đẹp và Giá trị Vượt Thời Gian (12/12)
- » VÌ SAO DÂY CHUYỀN GIỌT NƯỚC 7LY GRA TỪ GLOSBE&CO LÀ MÓN QUÀ LÝ TƯỞNG CHO BẠN? (11/12)
- » NHẪN CẦU HÔN KIM CƯƠNG THƯƠNG HIỆU GLOSBE&CO: BIỂU TƯỢNG CỦA TÌNH YÊU VĨNH CỬU VÀ ĐẲNG CẤP (10/12)
- » GLOSBE & CO: THƯƠNG HIỆU TRANG SỨC KIM CƯƠNG THIÊN NHIÊN CAO CẤP VIỆT NAM (09/12)
- » TOP 5 DÂY CHUYỀN HOT NHẤT TẠI GLOSBE&CO: SỰ KẾT HỢP HOÀN HẢO GIỮA THIẾT KẾ VÀ CHẤT LƯỢNG CHO MÙA GIÁNG SINH 2024 (07/12)
- » Gợi Ý Quà Tặng Doanh Nghiệp Sang Trọng (23/11)
- » Sự khác nhau giữa Kim Cương Tự Nhiên và Kim Cương Nhân Tạo (12/11)
GLOSBE XIN CHÀO
Đăng ký nhận ngay Voucher 50.000đ
(nếu đã đăng ký, bạn hãy bỏ qua nội dung này nhé!)
- Đăng nhập
- Đăng ký
Đăng nhập để quản lý thông tin sản phẩm
Địa chỉ Email
(*)
Mật khẩu
(*)
Bạn quên mật khẩu ?
Hãy điền đầy đủ email đăng kí của mình hệ thống sẽ kiểm tra và gửi lại mật khẩu cho bạn.
Email của bạn
(*)
©2014 CÔNG TY TNHH TRANG SỨC GLOSBE
170 đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh GPKD: 0316307541
Chia sẻ nhận xét về bài viết